Trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia ngày càng nhận thức rõ xã hội muốn tiến bộ thì phải dựa vào sức mạnh của tri thức, được bắt nguồn từ việc khai thác tiềm năng sáng tạo vô tận của con người. Và ngành giáo dục cũng không ngoại lệ. Vậy, đối với vai trò giảng viên cần đáp ứng những yêu cầu gì trong thời đại 4.0, hãy tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất, vốn liên tục thay đổi trong môi trường lao động mới. Do đó, danh mục ngành, nghề đào tạo sẽ phải điều chỉnh, cập nhật liên tục, từ đó hàng loạt ngành, chuyên ngành cũ sẽ mất đi và thay vào đó là cơ hội cho sự phát triển của những ngành, chuyên ngành đào tạo mới, đặc biệt là liên quan đến sự tương tác giữa con người và máy móc. Bên cạnh đó, giáo dục phải giúp người học phát triển về năng lực, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo để thích ứng trong môi trường làm việc thường xuyên thay đổi.
Ngày nay, môi trường giáo dục không chỉ diễn ra trong phạm vi nhà trường mà mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Người học có thể chủ động nghiên cứu tài liệu cũng như tương tác với giảng viên ở mọi thời điểm bằng máy tính hoặc điện thoại thông minh. Hơn nữa, mọi người đều có xu hướng bị thu hút với những hình ảnh, video sống động. Chính vì thế, sự xuất hiện của E-learning cho phép giảng viên thay vì những trang giáo án, những bài giảng powerpoint truyền thống, giờ đây giảng viên nên tiếp cận công nghệ để xây dựng video bài giảng chất lượng, lôi cuốn. Do đó, để có thể cập nhật những kiến thức hiện đại mang tính toàn cầu, cũng như ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo trong quá trình giảng dạy, đội ngũ giảng viên phải giỏi về ngoại ngữ và công nghệ thông tin, làm chủ công nghệ và tạo ra sự tự do, sáng tạo trong công tác đào tạo.
>> 10 cách dạy học online hiệu quả
>> Làm sao để tạo khóa học online và bán nó lên internet
Học sinh trong thế giới 4.0 đã đủ năng lực và phương tiện để tiếp nhận thông tin. Trong bối cảnh đó, giáo viên không phải là người duy nhất có được kiến thức và thông tin giá trị. Thay vào đó, họ là người giúp học trò có khả năng hiểu ý nghĩa của thông tin, phân biệt sự khác biệt giữa những gì quan trọng và không quan trọng. Trên hết, đó là khả năng kết hợp thông tin thành một bức tranh rộng lớn về thế giới.
Phương pháp đào tạo truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm, tất cả kiến thức được truyền đạt thông qua thầy cô giáo và thông thường, họ là người quyết định kiến thức đó có đúng hay không. Ngày nay, giáo dục lấy người học làm trung tâm, người thầy dựa trên nhu cầu học hỏi của sinh viên để gợi mở và định hướng nhiều hơn là truyền đạt kiến thức
Kỹ năng này tưởng chừng như không cần rèn luyện, tuy nhiên cách truyền đạt thông tin lại rất quan trọng. Việc cung cấp thông tin không nên mang tính đe doạ hay ra lệnh sẽ làm cho học sinh cảm thấy bị bất lực, có thể tỏ ra ngang ngạnh. Hay việc cung cấp thông tin không nên làm cho học sinh cảm thấy bị xấu hổ, sẽ khiến học sinh thanh đổi hành vi của mình theo hướng tiêu cực.
Học tập bớt căng thẳng sẽ giúp học sinh thoải mái và tiếp thu tốt hơn. Chính vì thế, một chút hài hước trong lớp học sẽ mang lại không khí vui vẻ và khiến các em hợp tác hơn.
Dạy học là một hoạt động đặc thù cần nhiều kỹ năng. Vì thế, giáo viên cần trang bị kỹ năng sư phạm để đáp ứng với thực tế xã hội. Học sinh hiện nay không chỉ muốn đến trường để học kiến thức mà còn muốn được học tập và phát triển trong một môi trường chuyên nghiệp và năng động.
Một giáo viên giỏi cần có kỹ năng sư phạm được chuyên môn hoá cao, sâu sắc và dễ dàng thích nghi với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nếu như một giáo viên chỉ giỏi về chuyên môn thì chỉ gọi là thợ dạy, nhưng nếu người đó vừa có kiến thức lại có thêm kỹ năng sư phạm phù hợp với thực tế giáo dục mới thì gọi là “thầy”.
Sự khéo léo của giáo viên thể hiện ở việc dùng kỹ năng sư phạm của mình để hướng dẫn và tương tác với học sinh. Đặc biệt học sinh ngày nay do tác động của môi trường xã hội nên có nhiều biến đổi lớn về mặt tâm lý. Giáo viên cần hiểu rõ hơn về tâm lý các em và có khả năng giải quyết tốt các tình huống sư phạm.
Người giáo viên cũng giống như một nghệ sĩ trên sân khấu, một diễn viên tài năng sẽ biết các để lôi cuốn khán giả của mình. Vì thế, một giáo viên hiệu quả cũng sẽ biết cách thu hút sự tham gia của học sinh. Vậy làm sao để bạn có thể trở thành một giáo viên hiệu quả? Bằng cách làm chủ được các chiến thuật, các kỹ thuật dạy học đảm bảo học sinh tham gia và các hoạt động trong lớp học mà bạn tổ chức, lắng nghe những gì mà bạn nói để thực hiện những nhiệm vụ mà bạn yêu cầu.
Để làm được điều đó, giáo viên không chỉ hiểu rõ sở thích, các tính, phong cách, năng lực của học sinh mà còn phải rèn luyện khả năng tư duy linh hoạt, óc hài hước, sự sáng tạo, luôn mang đến những ý tưởng mới mẻ cho lớp học.
Nếu bạn giao tiếp hiệu quả với cả học sinh và phụ huynh, thì bạn chắc chắn là giáo viên hiệu quả. Biểu hiện bằng việc giáo viên luôn có khả năng truyền đạt rõ ràng, chính xác kỳ vọng đến với học sinh và phụ huynh, bên cạnh đó nhanh chóng nhận ra được những vấn đề khúc mắc và giải quyết kịp thời.
Kỹ năng giao tiếp còn được thể hiện bằng việc sử dụng ngôn từ, việc kiểm soát cảm xúc và khả năng hạn chế thấp nhất xung đột và các mâu thuẫn trong quá trình làm việc.
Để hoàn thiện kỹ năng này, giáo viên cần xác định rõ tâm thế, vị thế của mình và là đối tác trong quá trình dạy học. Bạn phải luôn ghi nhớ rằng học sinh và phụ huynh là đối tác của quá trình dạy học. Theo đó, giáo viên cũng nên lựa chọn được những hình thức giao tiếp thường xuyên và phù hợp như trao đổi trực tiếp, sử dụng email, sms, sổ liên lạc,...
Khái niệm "thầy" cũng có nhiều thay đổi trong thời hiện đại. Nếu như trước đây chỉ giáo viên mới có thể đứng lớp và giảng dạy, thì ngày nay, nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ, bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào chu trình giáo dục và trở thành thầy.
Chỉ cần bạn là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó và muốn chia sẻ đến nhiều người là bạn hoàn toàn có thể trở thành “giáo viên”. Với sự hỗ trợ của những nền tảng giảng dạy và công nghệ hiện đại, việc chia sẻ kiến thức giờ đây trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn chỉ cần lên ý tưởng, nội dung, xây dựng khóa học và thực hiện đam mê cuả mình.
Với 4 đặc điểm trên, Edubit hy vọng giáo viên sẽ có cái nhìn tích cực hơn về công nghệ đến công việc của mình. Hãy luôn là những người bắt kịp xu thế để phát triển bản thân và sự nghiệp