Một giọng nói hay và thu hút sẽ dễ dàng gây thiện cảm hơn trong giao tiếp. Giọng nói hay cũng là một khía cạnh quan trọng để đánh giá một người nào đó mà chúng ta chưa quen biết. Nếu bạn không có giọng nói “trời phú" thì bạn hoàn toàn có thể rèn luyện với 5 cách luyện giọng nói cảm xúc dưới đây.
Cách luyện giọng nói cảm xúc với 5 bí quyết
1. Hơi thở
Hơi thở tốt là yếu tố quan trọng nhất để có giọng nói hay. Để có làn hơi khỏe, dài, cột hơi ổn định thì cách lấy hơi bụng mang lại hiệu quả cao nhất, giúp cho việc luyện giọng nói tốt nhất.
Tư thế chuẩn nhất để luyện hơi thở là tư thế đứng thẳng, vai thẳng, chân rộng bằng vai hoặc ngồi trên ghế dựng thẳng lưng. Đầu tiên nên hít thở bằng mũi, để làn hơi đi xuống bụng thì điều khiển đầu để bụng phình to ra, nén hơi lại từ 8 đến 12 giây rồi xì nhẹ qua đường miệng, tối thiểu giữ và xì khoảng 30 giây. Nên chú ý xì hơi qua miệng nhẹ nhàng và không ngắt quãng để hơi xì ra được ổn định và đều đặn.
Để kết quả đạt được nhanh chóng và hiệu quả, luyện tập thường xuyên và đều đặn mỗi ngày 4 đến 5 lần, mỗi lần 10 đến 15 phút.
2. Phát âm
Để truyền đạt thông tin một cách liền mạch cho người nghe dễ hiểu nhất thì chúng ta cần phát âm to, rõ ràng, rõ chữ. Để luyện phát âm thì rất đơn giản, chỉ cần mỗi ngày bạn đọc vài trang sách, bài báo một cách nhập tâm, hay trong giao tiếp hàng ngày cố gắng phát âm cụ thể câu từ thì khả năng phát âm sẽ được thay đổi rõ rệt. Còn nếu khi bạn nói chuyện với mọi người mà vẫn phát âm nhanh và chưa rõ ràng thì cần luyện tập thêm.
>> Cách viết email doanh nghiệp chuyên nghiệp
>> Danh sách công viẹc kiếm tiền online tốt nhất hiện nay
>> Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng tư duy chiến lược trong 5 bước đơn giản
3. Âm lượng và tốc độ nói
Những người khi đứng trước đám đông, thuyết trình mà còn ít kinh nghiệm rất dễ bị run, lúng túng dẫn đến nói nhanh, lắp bắp, không chắc chắn. Như vậy, sẽ khiến người nghe bị khó chịu. Khi bạn nói nhanh dẫn đến lượng thông tin được truyền đi một cách ồ ạt, khiến người nghe khó khăn trong việc tiếp nhận, tư duy kịp thời. Nói quá nhanh cũng dễ dẫn đến thông tin bị sai lệch mà không kịp xử lý. Nhưng ngược lại, nói quá chậm lại khiến thông tin bị rời rạc, khiến người nghe mệt mỏi, uể oải.
Chính vì thế, các bài tập về hơi thở chính là công cụ luyện tập để có âm lượng nói to, nhỏ một cách hoàn hảo nhất. Hơi thở tốt sẽ giúp cải thiện tâm lý, giúp giọng nói được mạch lạc hơn, tốc độ nói sẽ nhịp nhàng hơn. Tốc độ nói bình thường trung bình dao động từ 110 từ đến 140từ/phút là hợp lý.
4. Nhịp điệu và tiết tấu
Một giọng nói thu hút, hấp dẫn người nghe khi có sự hài hoà về nhịp điệu, tiết tấu, âm lượng, tốc độ và sự truyền cảm. Cách luyện giọng nói cảm xúc là bạn nên tìm những đoạn văn cảm xúc, những đoạn hội thoại biểu cảm để luyện tập. Bạn có thể kết hợp nghe những bản nhạc nhẹ nhàng như Giao hưởng, nhạc baroqque, nhạc hòa tấu du dương, vì âm nhạc giúp ta dễ dàng cảm nhận và bộc lộ cảm xúc một cách sâu sắc hơn.
5. Sự truyền cảm
Giọng nói dù rõ ràng, mạch lạc đến đâu mà thiếu đi sự truyền cảm thì khó có thể đọng lại và gây ấn tượng với người nghe. Sự chân thành xuất phát từ bản thân người nói sẽ dần dần tạo nên âm sắc cũng như sự truyền cảm. Để truyền đạt tốt nhất thông tin thì khi nói, chúng ta cũng nên thể hiện biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể một cách linh hoạt. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến giọng nói của chúng ta. Người có giọng nói hay sẽ tự tạo hấp dẫn cho chính bản thân mình và khiến người nghe yêu quý và ngược lại.
Trong giao tiếp hàng ngày hay trong công việc, một giọng nói hay cũng giúp bạn có thêm nhiều cơ hội mới tốt hơn. Và với 5 cách luyện giọng nói cảm xúc trên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện giọng nói của mình truyền cảm và hấp dẫn hơn. Đừng ngần ngại tham khảo những khóa học luyện giọng nói đến từ những chuyên gia hàng đầu để thay đổi bản thân mình trong "nháy mắt" nhé !Edubit chúc bạn thành công.