4 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC GIẢNG VIÊN CẦN BIẾT

Được sử dụng rộng rãi trên thế giới và ngày càng phổ biến ở Việt Nam, phương pháp dạy học tích cực kích thích sự sáng tạo và tích cực cho học sinh.

Phương pháp dạy học là gì?

Phương pháp dạy học là sự tương tác chung giữa giáo viên và học sinh ở trong một điều kiện dạy học tích cực để đạt được mục tiêu của việc dạy học.

Để xem xét về phương pháp dạy học, chúng ta cần nhìn ở 3 bình diện là: quan điểm, phương pháp dạy cụ thể và kỹ thuật dạy học. 

Phương pháp dạy học tích cực kích thích sự sáng tạo và tích cực cho học sinh

Quan điểm về phương pháp dạy

Là tổng thể các định hướng về hành động phương pháp có sự kết hợp của nhiều yếu tố như: nguyên tắc dạy học, cơ sở lý luận của lý thuyết dạy học, môi trường và điều kiện dạy học, định hướng về vai trò của giáo viên và học sinh khi tham gia vào quá trình dạy học.

Quan điểm dạy học chính là mô hình lý thuyết của phương pháp dạy học và bao gồm các định hướng có tính chiến lược.

Phương pháp dạy học cụ thể

Phương pháp dạy học được hiểu là những hành động, cách thức của học sinh và giáo viên ở trong điều kiện dạy học nhất định để đạt được mục đích của việc dạy học. Một số phương pháp dạy học có thể kể đến như: thảo luận, nghiên cứu, học nhóm,...

Kỹ thuật dạy học

Kỹ thuật dạy học là các phương pháp, cách thức hành động của giảng viên ở từng trường hợp cụ thể để điều khiển toàn bộ quá trình dạy học. Giảng viên có thể thực hiện một số kỹ thuật dạy học như: chia nhóm, đặt câu hỏi, phòng tranh,...

Một số chú ý:

Mỗi quan điểm dạy học sẽ có phương pháp dạy học phù hợp. Mỗi phương pháp dạy học cụ thể cũng có kỹ thuật dạy học phù hợp, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ.

Việc phân biệt phương pháp dạy học với kỹ thuật dạy học đôi khi chỉ mang tính chất tương đối. Ví dụ như động não, ở một số trường hợp được xem là phương pháp dạy học, đôi khi lại được xem là kỹ thuật dạy học.

Có những phương pháp dạy học có thể dạy chung cho nhiều môn, nhưng cũng có những phương pháp đặc thù chỉ áp dụng được với một môn học hoặc một nhóm các môn học cụ thể. Một phương pháp dạy học hay kỹ thuật môn học sẽ được gọi với nhiều cái tên khác nhau.

>> 4 kỹ năng giảng viên cần có trong thời đại 4.0

>> 9 mẹo đơn giản để giảng dạy trực tuyến tốt hơn

Các phương pháp dạy học tích cực

1. Phương pháp dạy học nhóm

Đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực được đánh giá cao hiện nay. Nếu như giáo viên có thể tổ chức tốt thì sẽ giúp các em học sinh tích cực hơn trong việc học. Bên cạnh đó cũng giúp các em nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, trách nhiệm và khả năng giao tiếp của các em.

Quy trình thực hiện:

Cả lớp làm việc

- Giới thiệu về chủ đề

- Xác định nhiệm vụ chung cho các nhóm

- Tạo nhóm

Làm việc nhóm

- Chọn chỗ cùng làm việc

- Lên kế hoạch cho các công việc cần làm

- Đặt ra các quy tắc làm việc chung

- Xử lý các nhiệm vụ được giao

- Báo cáo kết quả đạt được

Cả lớp làm việc

- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả

- Đánh giá kết quả

Kỹ thuật chia nhóm

- Dựa vào thứ tự điểm danh, màu sắc,...

- Dựa vào hình ghép: giáo viên sẽ cắt một tấm hình thành nhiều mảnh, sau đó cho học sinh bốc ngẫu nhiên. Nếu các em có những mảnh ghép tạo thành một hình thì sẽ cùng chung một nhóm. 

- Dựa theo sở thích: Sắp xếp những học sinh có cùng sở thích vào chung một nhóm

- Dựa theo tháng sinh: cho các em học sinh có tháng sinh giống nhau vào chung một nhóm

2. Phương pháp giải quyết vấn đề

Mục đích của phương pháp dạy học này giúp kích thích tính tự lực và chủ động giải quyết vấn đề của học sinh. Giáo viên sẽ là người đưa ra các vấn đề nhận thức có sự mâu thuẫn giữa cái chưa biết và cái đã biết, sau đó hướng học sinh tìm cách giải quyết.

Quy trình thực hiện

- Xác định được vấn đề và tình huống cần giải quyết

- Tìm kiếm các tình huống liên quan đến vấn đề cần giải quyết

- Đưa ra các cách giải quyết vấn đề

- Phân tích, đánh giá kết quả của các phương án giải quyết vấn đề

- So sánh các kết quả của các biện pháp

- Chọn ra biện pháp tối ưu nhất

- Làm theo biện pháp đã chọn

- Rút kinh nghiệm khi giải quyết các biện pháp sau này

>> Mẫu kế hoạch học tập của sinh viên

>> 6 tính năng hệ thống quản lý học tập trực tuyến phải có

3. Phương pháp đóng vai

Đây là phương pháp thiên về thực hành được nhiều giảng viên áp dụng. Khi đó, giảng viên sẽ để học sinh diễn thử một vài cách ứng xử liên quan đến tình huống nào đó. Tuy nhiên việc quan trọng hơn cả là phần thảo luận của học sinh sau khi được đóng vai thực hành.

Quy trình thực hiện

- Giáo viên ra chủ đề, phân chia nhóm, đưa ra các tình huống và phân chia vai cho các nhóm. 

- Các nhóm sẽ cùng thảo luận với nhau

- Các nhóm lần lượt diễn đóng vai

- Cả lớp cùng thảo luận, đánh giá cách diễn, cách ứng xử

- Cuối cùng là đánh giá của giảng viên, sau đó đưa ra cách ứng xử phù hợp nhất với tình huống đó

4. Phương pháp trò chơi

Đây là phương pháp giảng viên giúp học viên tìm hiểu một vấn đề nào đó bằng cách chơi trò chơi. Phương pháp này giúp tăng sự kích thích, tò mò và hứng thú tìm hiểu vấn đề của học sinh.

Quy trình thực hiện

- Giáo viên phổ biến các thông tin về trò chơi

- Có thể tiến hành chơi thử nếu thấy cần thiết 

- Cho học sinh bắt đầu chơi trò chơi

- Đánh giá khi trò chơi kết thúc

- Thảo luận về ý nghĩa của trò chơi

- Phương pháp dạy học theo góc

Đây là phương pháp học sinh có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ ở nhiều phạm vi khác nhau trong lớp học, đáp ứng nhiều cách học tập khác nhau như: thực hành, khám phá, cơ hội để phát triển khả năng sáng tạo, cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ được giao từ đó áp dụng và trải nghiệm.

Để có thể áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, giảng viên cần nắm rõ các kiến thức về chuyên môn, có kỹ năng sư phạm, sự khéo léo trong ứng xử, thành thạo kỹ năng về công nghệ thông tin để áp dụng vào giảng dạy, định hướng đúng đắn cho học sinh mục tiêu đã đề ra nhưng vẫn đảm bảo sự tự do nhận thức cho học sinh. 

Hy vọng với bài viết này, các giảng viên có thể chọn ra cho mình phương pháp dạy học tích cực phù hợp với bản thân để có những bài giảng hấp dẫn và hữu ích hơn.

Bài viết cùng danh mục

Bạn cần tư vấn website dạy học trực tuyến

Hãy để lại thông tin để chúng tôi gọi lại cho bạn

Vui lòng nhập Họ và tên

Vui lòng nhập Số điện thoại