6 CÁCH GIÚP GIẢNG VIÊN LUYỆN GIỌNG NÓI HAY

Nghề giáo viên đòi hỏi một giọng nói khoẻ và truyền cảm. Chính vì thế, giảng viên phải biết cách bảo vệ giọng nói để không ảnh hưởng đến thanh quản dẫn đến mất tiếng và khản giọng. Hãy cùng Edubit tìm hiểu 6 cách giúp giảng viên luyện giọng nói hay và giữ một thanh quản tốt nhất nhé.

1. Dùng thực phẩm tốt cho giọng nói

Bạn cần tránh các đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, cafein để tránh mất nước và khiến giọng bị khô. Còn khi đang trên lớp, hãy hạn chế uống đồ uống có chứa sữa để không cảm thấy cổ họng bị nhầy và như có gì vướng ở họng. 

Ngoài ra, bổ sung nhiều nước cho cơ thể cũng rất cần thiết, giúp giọng nói được tốt hơn. Bên cạnh việc uống đủ nước, bạn có thể bổ sung nước bằng cách ăn nhiều hoa quả chứa nước như táo, nho, đào,...Đặc biệt ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin A như carot, quả mơ, rau bó xôi,...để giữ giọng. 

2. Hạn chế nói to khi giảng bài

Làm sao để giữ giọng không bị khàn hoặc mất giọng? Cách tốt nhất là hạn chế nói to. hãy bảo vệ thanh quản bằng cách điều chỉnh và giữ giọng ở mức vừa phải, tránh phải quát, nói to với học sinh.

Đối với lớp lớn mất trật tự, bạn có thể dùng chuông hoặc ra dấu hiệu im lặng để ổn định lớp học. Còn đối với các bé nhỏ tuổi hơn chưa có ý thức giữ gìn trật tự, cách giữ giọng nói là bạn có thể đến bên cạnh bé để trò chuyện và nhắc nhở. Khi giảng một lớp học đông ở giảng đường, hãy dùng micro sẽ giúp mọi người nghe rõ hơn và bạn chỉ cần nói với âm lượng bình thường.

3. Nói với tốc độ vừa phải

Cách giữ giọng khi nói nhiều là gì? Chúng ta thường khiến cổ họng làm việc quá mức bằng cách nói nhanh. Dù giáo viên luôn có nhiều điều cần nói với học sinh, nhưng bạn nên giữ tốc độ ở mức vừa phải để giữ dây thanh quản không bị căng ra, bảo vệ giọng nói luôn ổn định. Hơn nữa, việc nói chậm rãi và rõ ràng cũng giúp học sinh hiểu bài dễ dàng hơn.

>> Những mẹo chọn chủ đề khoá học phù hợp và thu hút học viên

>> 9 kỹ thuật giúp bạn tạo bài thuyết trình hấp dẫn và ấn tượng

>> 9 kỹ năng giảng viên cần có trong thời đại 4.0

4. Kiểm soát hơi thở

Sau ngày dài dạy học, hãy chú ý đến hơi thở của bạn, xem nó có ổn định, đều đặn hay không. Bạn hãy để ý mỗi khi chúng ta ngủ, bụng sẽ phình ra khi hít vào và hóp lại khi thở ra, bạn có thể tập thở như vậy trong suốt một ngày dài của mình. Một trong những cách kiểm soát hơi thở tốt nhất là tập yoga. Chăm chỉ tập luyện yoga 20-30 phút mỗi ngày, không chỉ sức khỏe được cải thiện mà giọng nói của bạn cũng sẽ tốt dần lên.

5. Cảm nhận âm vực của bạn

Mỗi chúng ta đều sẽ có một âm vực riêng mà khi nói sẽ cảm thấy thoải mái nhất. Vì vậy, bạn nên hạn chế nói cao hoặc thấp hơn độ cao tự nhiên của giọng nói. Các giáo viên thường hay sử dụng giọng cao để thể hiện sự quyền lực và giọng trầm để thể hiện sự thân thiện. Nhưng sử dụng âm vực tự nhiên là tốt nhất để dây thanh quản không bị căng và làm việc quá sức. Để nhận biết âm vực bình thường của bạn, có thể nói và nhờ mọi người đánh giá. 

6. Luyện giọng nói qua Youtube

Nếu bạn bị khàn hay mất giọng thường xuyên, hãy thử dùng ống hút tập luyện mỗi ngày. Bài tập tuy đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao, chỉ mất vài phút mỗi ngày. Bạn hãy search từ khoá “vocal straw exercise for teacher” để tìm các bài tập trên youtube.

Những mẹo trên đây không chỉ giúp cho giáo viên giữ giọng mà còn có thể áp dụng cho tất cả mọi người có một giọng nói ngọt ngào và truyền cảm. Chúc bạn luôn giữ được một giọng nói hay và hấp dẫn.

Bài viết cùng danh mục

Bạn cần tư vấn website dạy học trực tuyến

Hãy để lại thông tin để chúng tôi gọi lại cho bạn

Vui lòng nhập Họ và tên

Vui lòng nhập Số điện thoại