CÔNG THỨC 3:6:5 GIÚP BẠN LÀM CHỦ KỸ NĂNG GIAO TIẾP

"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", các cụ dạy cấm có sai!

Làm sao để diễn đạt, chọn từ ngữ cho phù hợp?

Làm sao biết khi nào và ở đâu mới thích hợp để bộc bạch chuyện mình muốn nói?

Làm sao để lĩnh ngộ được tinh hoa của lời nói, làm sao để ăn nói khéo léo, từ đó giúp mình nổi bật lên?

Đôi khi chỉ cùng một câu nói, cùng một nội dung nhưng nếu biết cách ăn nói, bạn hoàn toàn có khả năng nhận được sự hồi đáp tích cực hơn gấp 2-3 lần từ phía đối phương.

Tác giả người Nhật của cuốn sách về giao tiếp "The so-called emotional quotient high is to speak" (Tạm dịch: "Cái gọi là EQ cao nằm ở cách bạn giao tiếp") thông qua quá trình trải nghiệm và tìm hiểu đã đúc kết nghệ thuật nói chuyện thành "6 bước đột phá" và "5 mánh khóe".

3 BƯỚC KỸ NĂNG CƠ BẢN

>> Bước 1: Suy nghĩ trước khi nói

Những lời nói bộc phát, không suy nghĩ trước thường sẽ phản tác dụng, thậm chí đôi khi còn gây hiểu lầm cho người nghe. Ít nhất đừng nói những câu đại loại như "Đây là một đề nghị vô cùng quan trọng!"

>> Bước 2: Đoán tâm lý đối phương

Tạm thời quên đi đề nghị của bản thân, phán đoán tâm lý của đối phương, dựa theo biểu hiện hàng ngày, bao gồm các nhân tố như tính cách, tâm trạng… phỏng đoán xem đối phương sẽ có suy nghĩ ra sao đối với đề nghị của mình.

>> Bước 3: Xem xét dùng từ phù hợp với lợi ích của đối phương

Khi đưa ra đề nghị nào đó hãy đặt lợi ích của đối phương lên ngang hàng với lợi ích của bản thân. Dựa vào tâm lý của đối phương để lựa chọn từ ngữ thích hợp.

>> 5 chiến lược để cải thiện việc dạy học trực tuyến

6 BƯỚC ĐỘT PHÁ

1. Nói khéo, nói cách khác là hãy biết nịnh

Không chỉ giúp bạn có được thiện cảm từ phía đối phương mà còn khiến họ vui vẻ với đề nghị của bạn.

2. Tự do lựa chọn

Đừng đưa ra lựa chọn hoặc cái này hoặc cái kia, hãy đưa ra cả hai lựa chọn thích hợp. Như vậy dù cho đối phương có lựa chọn cái nào đi chăng nữa thì bạn vẫn có thể đạt được mục đích của mình. Đồng thời còn đem lại cho họ cảm giác được "tự do" lựa chọn.

3. Cảm giác được công nhận

Người khác nói bạn có ưu thế trong chuyện này hơn, có thể giao cho bạn xử lý, bạn sẽ rất vui vẻ mà đón nhận dù cho chuyện đó bạn thực ra cũng chẳng giỏi lắm.

4. Nhất định phải là bạn

Khi nghe người khác nói những câu đại loại như "chỉ có cậu mới có thể…", đối phương sẽ cảm giác thành tựu, tự hào và rất dễ bị thuyết phục.

5. Đoàn đội hóa

Thông thường thì chúng ta sẽ thích làm việc với người khác hơn là làm hoặc là đi đâu đó một mình. Vin vào điểm này, dù có phiền phức đến mấy, đối phương cũng sẽ không nỡ từ chối bạn.

6. Thể hiện sự cảm kích

Khi một người nhận được lời khen hay ý tốt từ người khác, họ sẽ có tâm lý biết ơn đối phương.

>> Edubit - Giải pháp dạy học trực tuyến thời hội nhập

5 MÁNH KHÓE

1. Tạo sự tò mò

Mọi người ai ai cũng có tâm lý tò mò, cùng một nội dung nhưng cái nào khiến họ kinh ngạc hơn sẽ để lại được ấn tượng mạnh mẽ hơn.

2. Dùng từ trái nghĩa

Đặt nội dung mình muốn truyền tải cạnh một từ trái nghĩa, như vậy sẽ để lại ấn tượng sâu sắc hơn.

3. Dùng từ ngữ văn vẻ một chút

Chúng ta thường hay nói là nói chuyện "sến súa", đôi khi nó lại đem lại một tác dụng rất tốt.

4. Phương pháp lặp lại

Vô cùng đơn giản, lại khiến người khác ghi nhớ lâu.

5. Dùng con số

Trong lời nói cho thêm con số vào sẽ khiến lời nói có tính thuyết phục hơn, và cũng có thể lôi kéo được sự chú ý của người khác. Con số gây tò mò nên là số lẻ.

 

Bài viết cùng danh mục

Bạn cần tư vấn website dạy học trực tuyến

Hãy để lại thông tin để chúng tôi gọi lại cho bạn

Vui lòng nhập Họ và tên

Vui lòng nhập Số điện thoại