SINH VIÊN CẦN CÓ NHỮNG KỸ NĂNG GÌ TRONG THỜI ĐẠI 4.0

Để thành công, chỉ tập trung vào chuyên môn thôi chưa đủ. Bên cạnh kiến thức về nghề nghiệp thì các kỹ năng mềm là rất quan trọng để kết nối và giải quyết vấn đề. Các bạn sinh viên ngày nay để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt thì cần trang bị cho mình những kỹ năng thiết yếu và ứng dụng chúng vào cuộc sống.

Theo như định nghĩa của Tổ chức Đánh giá và Giảng dạy Các Kỹ năng của Thế kỷ 21, gọi tắt là AT21CS (Assessment and Teaching of 21 Century Skills) tại Đại học Melbourne (Úc), kỹ năng của thế kỷ 21 bao gồm 4 nhóm kỹ năng chính.

- Thứ nhất là nhóm kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) như năng lực giải quyết vấn đề dựa trên máy tính và các công cụ công nghệ.

- Thứ hai là nhóm các kỹ năng tư duy như sức sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, và khả năng tự học suốt đời.

- Thứ ba là nhóm kỹ năng làm việc như khả năng giao tiếp và hợp tác làm việc theo nhóm.

- Cuối cùng là kỹ năng sống (thích nghi) trong xã hội toàn cầu, bao gồm vấn đề ý thức công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội, bao gồm cả vấn đề hiểu biết tính đa dạng văn hóa.

1. Kỹ năng sáng tạo

Cũng giống như sự tự tin, sáng tạo là kết quả của một quá trình rèn luyện, học hỏi, phát triển kỹ năng.

Có khả năng sáng tạo, bạn sẽ bẻ gãy tư duy đóng khung (fixed mind), luôn tìm tòi và phát hiện ra các khía cạnh mới của vấn đề, chủ động giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Đối với các bạn học sinh, sinh viên, tư duy sáng tạo giúp bạn làm chủ được vốn kiến thức, chủ động tìm tòi những điều mới, giúp các bạn tự tin đối mặt với những thử thách. Từ đó, các bạn sẽ dễ dàng đạt được những thành tựu cao trong học tập và sự nghiệp sau này.

>> Làm sao để tạo khóa học online và bán nó trên internet

>> Top 3 website kinh doanh khóa học tốt nhất hiện nay

2. Kỹ năng Tư duy phản biện (Critical Thinking)

Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng gần đây tư duy phản biện mới thật sự được quan tâm tại Việt Nam. Nó cũng chính là một điểm yếu “chết người” mà rất nhiều người mắc phải. Nói một cách dễ hiểu, khi bạn không có tư duy (tinh thần) phản biện, bạn làm việc như một cái máy, bạn lắng nghe như một con robot. Sếp nói gì bạn làm nấy. Trong cuộc thảo luận, bạn chỉ biết nghe ý kiến của người khác, sau đó làm theo mà không có lập trường hay ý kiến của riêng mình.

Trong thời đại Cách mạng công nghệ 4.0, bạn không thể như 1 cái máy. Bạn phải có ý kiến, quan điểm, tư duy, sự sáng tạo của riêng mình.

Hiểu một cách đơn giản, bạn phải có tư duy chất vấn, đóng góp, phản biện (phản bác) lại những gì bạn cho là có thể khác, có thể có cách giải quyết khác.

Việc rèn luyện tư duy phản biện là vô cùng cần thiết, bởi nhờ có tư duy phản biện, bạn sẽ hình thành thói quen, biết cách tiếp cận vấn đề đa chiều, linh hoạt; có khả năng quan sát, phân tích và nhìn nhận thấu đáo, từ đó dễ thích nghi trước mọi đổi thay trong cuộc sống, công việc

3. Kỹ năng giao tiếp 

Trong hầu hết các nghiên cứu về kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp được chỉ ra như là kỹ năng quan trọng nhất. Kỹ năng giao tiếp bao gồm cả kỹ năng nói và viết – khả năng của bạn thể hiện ở những thứ bạn viết ra và  những thứ bạn nói ra. Đây không phải là một phát hiện bất ngờ bởi kỹ năng giao tiếp rất phổ biến. Bạn không thể thực sự thành công trong cuộc sống nếu bạn không giỏi trong việc thể hiện và giải thích mọi thứ.

Đối với ứng viên ngày nay, khả năng giao tiếp là điều cần thiết để nâng cao cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Bạn cần có khả năng giao tiếp rõ ràng và lịch sự. Điều quan trọng là phải truyền tải thông điệp của bạn qua các cách sao cho mọi người có thể hiểu được.

Nhưng tập trung vào những kỹ năng giao tiếp bị động cũng rất quan trọng. Đó chính là nâng cao kỹ năng nghe của bạn – bạn cần phải biết cách lắng nghe mọi người nói thay vì chỉ chăm chăm đợi đến lượt của mình.

Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp cũng bao gồm ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể của bạn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc mọi người có thể hiểu thông điệp của bạn đến đâu.

>> 4 kỹ năng giảng viên cần có trong thời đại 4.0

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Công nghệ phát triển nhanh chóng, khiến cho các công việc đơn giản ngày một được tự động hoá nhiều. Để được săn đón trong thị trường lao động, người trẻ cần có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Đó là khả năng tìm ra được lời giải thuyết phục cho các vấn đề thực tế đòi hỏi tư duy mới mẻ, sáng tạo mà máy móc không thể xử lý được. Ví dụ như lên chiến lược cho nhiều năm tới của công ty, phát triển sản phẩm mới, đề xuất chiến dịch truyền thông sáng tạo…

Với xã hội ngày càng phát triển, tất cả chúng ta đều cần trang bị các kỹ năng cần thiết cho công việc và cuộc sống. Hãy rèn luyện chúng ngay từ khi còn trong ghế nhà trường để dễ dàng và nhanh chóng hòa nhập được với thế giới xung quanh.

Bài viết cùng danh mục

Bạn cần tư vấn website dạy học trực tuyến

Hãy để lại thông tin để chúng tôi gọi lại cho bạn

Vui lòng nhập Họ và tên

Vui lòng nhập Số điện thoại